Mặt Trời giả
Mặt Trời giả

Mặt Trời giả

Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma[1] (tiếng Anh: Sun dog), tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia), là một hiện tượng quang học khí quyển, gồm đốm sáng ở một hoặc cả hai bên của Mặt Trời. Hai Mặt Trời giả thường nằm ở hai bên Mặt Trời trong vòng hào quang 22°.[2]Mặt Trời giả là một loại hào quang được tạo ra do sự khúc xạ ánh sáng Mặt Trời bởi các tinh thể băng trong khí quyển. Mặt Trời giả thông thường xuất hiện như một đốm màu của ánh sáng ở bên trái hoặc bên phải của Mặt Trời, vị trí khoảng 22° ở bên trái và bên phải Mặt Trời, cùng độ cao với Mặt Trời so với đường chân trời. Chúng có thể được nhìn thấy ở bất cứ đâu trên thế giới tại bất kì thời điểm nào trong năm, nhưng chúng không luôn luôn rõ ràng hoặc sáng. Mặt Trời giả dễ thấy nhất khi ở gần đường chân trời.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt Trời giả http://www.astrophys-assist.com/wilobs/weathwin/su... http://www.fyoq.com/2011/01/11/phantom-sun-3-suns-... http://kavandeo.com/?p=845 http://www.oxfordreference.com/view/10.1093/oi/aut... http://www.starrynightphotos.com/planet_earth/sun_... http://cmhas.wikispaces.com/Atmospheric_Phenomena http://www.youtube.com/watch?v=eIlNE1uzJRM http://www.youtube.com/watch?v=fMSnDKnNiI4 http://apod.nasa.gov/apod/ap111108.html http://science.nasa.gov/science-news/science-at-na...